thanhhoafc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

thanhhoafc

thanhhoa
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
Admin
Thời đồ đá cũ I_vote_lcapThời đồ đá cũ I_voting_barThời đồ đá cũ I_vote_rcap 
hoangtumudituviai
Thời đồ đá cũ I_vote_lcapThời đồ đá cũ I_voting_barThời đồ đá cũ I_vote_rcap 
thieuhoan17
Thời đồ đá cũ I_vote_lcapThời đồ đá cũ I_voting_barThời đồ đá cũ I_vote_rcap 
rauma_thanhhoa
Thời đồ đá cũ I_vote_lcapThời đồ đá cũ I_voting_barThời đồ đá cũ I_vote_rcap 
aotrangthienthan90
Thời đồ đá cũ I_vote_lcapThời đồ đá cũ I_voting_barThời đồ đá cũ I_vote_rcap 
mai
Thời đồ đá cũ I_vote_lcapThời đồ đá cũ I_voting_barThời đồ đá cũ I_vote_rcap 
Latest topics
» MU: Cách mạng chưa kết thúc
Thời đồ đá cũ I_icon_minitimeSun Jun 26, 2011 10:43 pm by hoangtumudituviai

» Mục tiêu tìm kiếm tài năng cho bóng chuyền nữ Việt Nam gặp khó (Dân trí)
Thời đồ đá cũ I_icon_minitimeSun Jun 26, 2011 10:10 pm by hoangtumudituviai

» TM Mạnh Dũng ở Đội tuyển Quốc gia
Thời đồ đá cũ I_icon_minitimeSun Jun 26, 2011 11:07 am by Admin

» Một pha sút “siêu” xa vô cùng tinh tế
Thời đồ đá cũ I_icon_minitimeSun Jun 26, 2011 8:50 am by Admin

» Modric: Ở lại và hưởng lương cao nhất trong lịch sử Tottenham
Thời đồ đá cũ I_icon_minitimeSun Jun 26, 2011 8:46 am by Admin

» Internet Explorer 9 chính thức trình làng (Dân trí)
Thời đồ đá cũ I_icon_minitimeThu Jun 23, 2011 9:36 pm by hoangtumudituviai

» Máy vi tính và sức khoẻ
Thời đồ đá cũ I_icon_minitimeThu Jun 23, 2011 9:30 pm by hoangtumudituviai

» CMC-IS - Phần mềm Việt miễn phí chống được triệu virus
Thời đồ đá cũ I_icon_minitimeThu Jun 23, 2011 9:19 pm by hoangtumudituviai

» Download phần mềm diệt Virus miễn phí Bkav Home 2011 Free
Thời đồ đá cũ I_icon_minitimeThu Jun 23, 2011 9:15 pm by hoangtumudituviai

Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of thanhhoafc on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of thanhhoafc on your social bookmarking website
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Keywords
thanhhoafc.net
free forum

 

 Thời đồ đá cũ

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
hoangtumudituviai

hoangtumudituviai


Tổng số bài gửi : 20
Join date : 20/06/2011

Thời đồ đá cũ Empty
Bài gửiTiêu đề: Thời đồ đá cũ   Thời đồ đá cũ I_icon_minitimeWed Jun 22, 2011 11:31 pm

Thời đồ đá cũ






Các
dấu vết của người nguyên thuỷ - người vượn sớm nhất ở Việt Nam, lần đầu
tiên được phát hiện vào năm 1960 tại núi Ðọ, Thanh Hoá. Do đặc trưng
điển hình của hệ thống di tích này, các nhà khảo cổ học cho rằng đã tồn
tại một nền văn hoá sơ kì thời đại đồ đá cũ: Văn hoá núi Ðọ. Văn hoá núi
Ðọ bao gồm một hệ thống các di tích sơ kì thời đại đồ đá cũ được phát
hiện ở Thanh Hoá: Núi Ðọ, núi Nuông, Quan Yên I, núi Nổ.

Văn hoá núi đọ
1. Di chỉ núi Ðọ
: Nằm
trong địa phận hai xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh huyện Thiệu Hoá, cách
thành phố Thanh Hoá 7km về phía Bắc - Tây Bắc. Ðây là một hòn núi cao
160m, nằm bên hữu ngạn sông Chu. Người vượn nguyên thuỷ đã sinh sống ở
đây, ghè vỡ đá núi để chế tác công cụ. Những công cụ bằng đá mang dấu ấn
chế tác bởi bàn tay của họ như mảnh tước, hạch đá, rìu tay... đã được
phát hiện ở núi Ðọ khá nhiều. Ngày nay, trên sườn núi Ðọ, hàng vạn mảnh
tước (mảnh ghè khi người
nguyên thuỷ chế tác công cụ) vẫn còn nằm rải rác, nhất là sườn phía Ðông và phía Tây nam.
2. Núi Quan Yên
:
Trên núi Quan Yên, tại địa điểm Quan Yên I (bên sườn Ðông - Ðông nam),
thuộc xã Ðịnh Công, huyện Yên Ðịnh, năm 1978 các nhà khảo cổ cũng đã
phát hiện được những vết tích của con người sơ kì thời đại đồ đá cũ. So
với núi Ðọ, núi Nuông, mật độ và số lượng hiện vật thu được có ít hơn,
nhưng kĩ thuật chế tác các loại hình công cụ ở đây cao hơn, gọi là kĩ
thuật của loài vượn sơ kì thời đại đồ đá cũ, đồng thời đây cũng là một
loại hình di chỉ - xưởng. Căn cứ vào trình độ kĩ thuật chế tác công cụ,
địa hình cư trú và dựa vào những thành tựu mới nhất của các ngành khoa
học, các nhà khoa học cho rằng, người vượn nguyên thuỷ văn hoá núi Ðọ là
những người vượn đứng thẳng phát triển. Họ sống thành từng bầy, có thủ
lĩnh bầy, mỗi bầy bao gồm từ 5-7 gia đình, có khoảng 20 - 30 người. Họ
kiếm thức ăn chủ yếu bằng phương thức săn bắn và hái lượm theo bầy đàn
người vượn và phân phối sản phẩm công bằng. Ðời sống tinh thần của họ đã
khá phong phú: ngoài thì giờ kiếm ăn, có thể họ đã có những trò giải
trí trong lúc rỗi rãi.
Hậu kì thời đại đồ đá cũ - văn hoá sơn vi
Tại
Thanh Hoá, các bộ lạc chủ nhân văn hoá Sơn Vi, theo tình hình hiểu biết
hiện nay đã sinh sống trên địa bàn rộng lớn ở vùng núi phía Tây và Tây
Bắc của tỉnh. Dấu vết của họ đã được tìm thấy ở các huyện Cẩm Thuỷ,
Thạch Thành, Hà Trung, Bá Thước và nhất là cụm di tích ở xã Hạ Trung (Bá
Thước).

1. Mái đá Ðiều
: Ðây
là một di tích được phát hiện năm 1984 (thuộc xã Hạ Trung, huyện Bá
Thước), chỉ trong 4m2 hố thám sát đã thu được hơn 300 hiện vật thuộc
thời đại đá cũ. Trong các năm 1986 - 1989, do tầm quan trọng của di tích
này, các nhà khảo cổ học Việt Nam
đã hợp tác với Bungari tiến hành khai quật 3 lần. Kết quả thu được hàng
ngàn hiện vật đá gồm công cụ kiểu văn hoá Sơn Vi, bàn nghiền... và
nhiều nhất là mảnh tước, với bốn công cụ bằng xương thú. Ðặc biệt, tại
đây đã tìm thấy 10 mộ cổ, trong đó có một mộ song táng, có hai bộ xương
chớm hoá thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát
hiện được di cốt nguyên vẹn như thế trong văn hoá Sơn Vi. Người vượn đã
sinh sống ở mái đá Ðiều, các cư dân nguyên thuỷ sống trong các hang:
Thung Khú (thuộc làng Man) hang Ma Xá, mái đá nước hang Anh Rồ, đã tạo
thành một cụm di tích có niên đại từ hậu kì đá cũ đến văn hoá Hoà Bình,
thuộc xã Hạ Trung huyện Bá Thước. Năm 1989, các hang Lang Chánh I, II,
III, (thuộc xã Lâm Sa, huyện Bá Thước), được các nhà khảo cổ học Việt
Nam hợp tác với các nhà khoa học Mỹ tiến hành khai quật và nghiên cứu.
Hiện vật phát hiện ở các di chỉ này chủ yếu là công cụ bằng đá gồm các
loại: mảnh tước đã tu chỉnh, rìu ngắn, công cụ 1/4 viên cuội, công cụ có
rìa lưỡi ngang... được xác định là công cụ của chủ nhân văn hoá Sơn Vi
muộn, kéo dài đến văn hoá Hoà Bình.

2. Hang Con Moong: Ðáng
chú ý nhất là hang Con Moong - một di tích nằm trong khu vực Vườn Quốc
gia Cúc Phương - thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Di tích này được
khai quật năm 1976. Tại đây, người vượn nguyên thuỷ Thanh Hoá đã sinh
sống từ hậu kì thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồ đá mới. Tầng văn hoá ở
Con Moong dầy tới 3,5m với sự tiếp diễn liên tục, không hề có sự ngắt
quãng. Tại lớp văn hoá sớm nhất (dưới cùng) ở Con Moong (đã được xác
định niên đại bằng phương pháp cacbon phóng xạ C14 là hơn 12.000 năm
cách ngày nay) các nhà khảo cổ học đã thu được nhiều hiện vật. Ðó là
những công cụ bằng đá có hình múi cam, công cụ có rìa lưỡi một đầu, công
cụ 1/4 viên cuội, được tạo bằng thủ pháp đập vỡ cuội. Ðó là những chày
nghiền, bàn nghiền - những hòn đá không có dấu vết chế tác, chỉ có dấu
vết sử dụng bởi một mặt lõm xuống hình lòng máng, được dùng để chà vỏ,
nghiền thức ăn thực vật; là những công cụ bằng xương có hình mũi nhọn
được chế tạo từ những đoạn xương ống của các loài thú lớn. Xương, răng
động vật cũng phát hiện được khá nhiều, gồm xương cốt các loài lửng, tê
giác, voi, hươu, nai, hoẵng, baba, rùa vàng... Cũng giống như ở mái đá
Ðiều, tầng văn hoá ở Con Moong chứa khá nhiều vỏ trai, ốc núi, ốc suối.
Trong lớp văn hoá Sơn Vi ở Con Moong, đã tìm thấy dấu vết của bếp lửa có
hình gần tròn, đường kính tới 4m, bên cạnh mùn thực vật và hạt trám.
Trong lớp văn hoá Sơn Vi ở Con Moong, đã phát hiện được 3 mộ táng gồm 5
cá thể (có 2 mộ song táng) đã xác định được 1 nam, 1 nữ (khoảng 50 - 60
tuổi), hai trẻ em và 1 người không xác định được giới tính. Tất cả các
hài cốt được chôn theo tư thế nằm nghiêng co bó gối, được bôi thổ hoàng,
có một mộ chôn theo công cụ nạo. Như vậy, vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ,
cùng với văn hoá Sơn Vi ở phía Bắc, chủ nhân của văn hoá Sơn Vi Thanh
Hoá đã cư trú trên một vùng rộng lớn phía Bắc, Tây bắc của tỉnh và tương
đối tập trung. Theo những phát hiện mới nhất của khảo cổ học, vùng Bá
Thước, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành trong hậu kì thời đại đồ đá cũ có thể được
coi là trung tâm của xứ Thanh ngày nay. Trong thời đại đá cũ, cư dân
nguyên thuỷ đã sinh sống trên địa bàn Thanh Hoá. Trong hàng chục vạn năm
ấy, do điều kiện địa lí, do quá trình kiến tạo địa chất, nhiều đợt biển
tiến, biển lùi đã đẩy người vượn nguyên thuỷ văn hoá núi Ðọ tiến lên
chiếm lĩnh vùng phía Tây - Tây bắc, những chủ nhân văn hoá Sơn Vi ở
Thanh Hoá đã cùng các bộ lạc khác trên đất nước Việt Nam, trong quá
trình đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên để sinh tồn, đã tạo nên một
nền văn hoá mới, làm phong phú thêm thời đại đồ đá mới ở Việt Nam. Ðó là
quá trình phát triển của xã hội người nguyên thuỷ trên đất Thanh Hoá.
Về Đầu Trang Go down
http://kynangtrevn.tk
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 36
Join date : 19/06/2011
Age : 35
Đến từ : Thiệu Hóa- Thanh Hóa

Thời đồ đá cũ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thời đồ đá cũ   Thời đồ đá cũ I_icon_minitimeThu Jun 23, 2011 6:22 am

Thiếu hình ảnh minh họ Very Happy
Về Đầu Trang Go down
https://thanhhoafc.forumvi.com
 
Thời đồ đá cũ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
thanhhoafc :: Thanh Hóa của tôi :: Con người Thanh Hóa-
Chuyển đến